Tel: 450 442-3292

E-mail:

[email protected]






Tác giả

Nguyễn Ngọc Chấn, CNN



Nguyễn Lý Tưởng




Chương trình H.O

Và bà Khúc Minh Thơ

Nguyễn Ngọc Chấn, CNN





Bức hình lịch sử



Simi Valley, Cali. Khi hoàng hôn xuống chiều thứ Sáu 11 tháng Sáu năm 2004, hàng triệu người Mỹ đã tiễn biệt vị tổng thống thứ 40 đi vào lòng đất, trên ngọn đồi bên cạnh thư viện mang tên Ronald Reagan. Tôi rất quen với địa điểm này từ khi Thư Viện đang xây vào những ngày cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông. Năm 1988 công ty ARCO biệt phái tôi lên làm dự án thiết trí thư viện suốt 6 tháng, donate trọn bộ hệ thống máy chiếu phim projectors tại thư viện và phòng duyệt phim của tổng thống Reagan

. Ngay từ ngày ấy, Tổng Thống Ronald Reagan đã dành sẵn khu đất làm mộ cho ông và bà Nancy trên lưng đồi nhìn ra Thái bình dương. Tôi cũng được chứng kiến lúc đặt bệ ciment, lấy từ bức tường ngăn đôi Đông và Tây Bá Linh làm kỷ niệm. Tôi vô cùng kính trọng Tổng thống Reagan về sự bình dị và quan tâm của ông đối với những người thuộc cấp.

Khi Ronald Reagan giã biệt cõi tạm, tôi đã ước ao được có mặt trong đoàn người tiễn chân ông, nhưng số người ái mộ đông quá khiến cho tất cả đường lên Simi Valley đã nghẹt cứng. Tôi rất buồn vì không thực hiện được điều bà Khúc Minh Thơ đề nghị, là thắp một nén nhang, tạ ơn vị ân nhân của bà, cũng như hàng chục ngàn gia đình HO khác. Không còn phương tiện nào, tôi đành nhìn về hướng nghĩa trang, thắp nén nhang, vái mấy váiù, cắm bên lề xa lộ Cali. # 118, như hàng trăm giỏ hoa của cư dân để bên đường phục tang Tổng Thống Reagan.

Ngày 8 tháng 12 năm 1988, bà Khúc Minh Thơ là một trong hai người khách được tổng thống Ronald Reagan tiếp vào những ngày cuối nhiệm kỳ chót của ông. Người kia là ông Gorbachev, tổng bí thư, đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết. Bà Khúc Minh Thơ nhân danh Chủ tịch Hội Gia đình Tù nhân Chính Trị tại Việt nam tới cám ơn Tổng Thống Reagan đã nỗ lực, phấn đấu, chấp thuận cho cựu Tù nhân Chính trị Việt nam được sang Hoa Kỳ sau thời gian bị lao tù. Bà Thơ rất ái ngại vì sự ra đi của tổng thống Reagan, sợ rằng chương trình HO có thể sẽ không được thi hành. Bà rươm rướm nước mắt, khẩn cầu:

"Xin Tổng Thống và nước Mỹ đừng bỏ rơi những tù nhân Việt Nam Cộng Hòa".

Tổng thống Ronald Reagan đặt nhẹ một bàn tay lên bờ vai người thiếu phụ mảnh mai: "Những người anh hùng Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên". Nghe câu nói này bà Thơ bật thành tiếng khóc, lảo đảo muốn xỉu, ông Reagan đỡ bà lại ngồi vào chiếc ghế đối diện. Mặt dàn dụa nước mắt, bà Thơ còn nghe văng vẳng những lời ân cần an ủi "Dù tôi không còn tại chức, nhưng những người kế vị sẽ tiếp tục lo cho mọi chiến sĩ Việt nam Cộng hòa được đối xử công bình và hợp pháp".

Đó là lần đầu bà Khúc Minh Thơ khóc trước mặt Tổng thống Hoa Kỳ. Lần thứ hai bà khóc lúc xem TV, nhìn thân hình tiều tụy của bà Nancy Reagan, ôm quan tài, hôn lên lá cờ phủ xác chồng. Bà Thơ thương cảm cho người đàn bà đang tiễn chồng mà liên tưởng tới thân phận mình hơn 40 năm trước. Bà Thơ được tin chồng, đại úy Nguyễn Đình Phúc tử thương trong lúc thi hành quân vụ. Chồng chết lúc nửa khuya, 9 giờ sáng bà Thơ "đi nhận xác chồng", "đi cho để thấy, mình không là mình". Là thiếu phụ 23 tuổi đời, một nách 2 con dại và bụng mang bầu đứa thứ ba.

Đại úy Phúc đền xong nợ nước lúc 1 giờ khuya. Thi thể đã khô ráo quàn tạm nơi tiền đồn. Bà Thơ lếch thếch, rũ rượi ôm xác chồng, khóc lóc thảm thiết. Như cảm thương người vợ bé bỏng, máu từ miệng đại úy Phúc bỗng tuôn ra xối xả. Bà ghì siết xác chồng khi đứa con trong bụng cựa quậy hung hăng, như muốn nhẩy ra nhìn mặt cha lần đầu và cũng là lần cuối. Mắt ông Phúc mở trừng, rưng rưng lệ, hai tay đẫm máu, bà Thơ vừa vuốt mắt chồng vừa khấn hứa sẽ nuôi dưỡng con nên người hữu dụng. Như có âm dương cách cảm, ông Phúc yên lòng nhắm mắt vĩnh viễn ra đi.

Rất lâu sau bà Thơ kết nghĩa với người chồng thứ hai, đồng hương, đại tá Nguyễn Văn Bé, sư đoàn 9 BB, biệt phái qua lực lượng cảnh sát dã chiến. Giữ lời hứa, bà hết lòng dạy dỗ các con, 3 cháu đã thành nhân biết phụng thờ cha, báo hiếu mẹ rất phải đạo.

Năm 1975, bà Khúc Minh Thơ làm công chức Bộ Ngọai Giao, đang công vụ ở Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Manila. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt cộng tiếp thu Tòa Đại Sứ, bà Thơ mất việc phải đi làm ở khách sạn địa phương. BàThơ rất hoang mang về phần số người thân ở quê nhà và nhất là ông Nguyễn Văn Bé đã bị đưa vào trại tù cải tạo. Mấy lần bà lẻn vào lãnh sự quán Việt Cộng xin hồi hương, lo cho chồng con nhưng ông Trịnh Xuân Lãng không cho. Lê Hiển, người miền Nam, thuộc phái đoàn Việt Cộng khuyên bà không nên về vì chẳng giúp được gì mà có khi còn làm hại cho người nhà. Từ đó bà Khúc Minh Thơ quyết tâm tranh đấu cho những người bị giam cầm sớm thoát khỏi gông cùm cộng sản.

Vài phụ nữ cùng cảnh ngộ kết hợp với nhau, trao đổi những lá thư gởi từ nhà tù kêu cứu. Thoạt đầu chị em vận động chính quyền địa phương. Sau đó kết nạp thêm được nhiều thành viên, lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Địa bàn hoạt động rộng hơn qua tới Tổng thống Reagan, Bộ Ngoại Giao, Bộ Xã Hội, Thượng, Hạ Viện. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng. Kêu gào trên các phương tiện truyền thông, Washington Post, Times, Truyền hình network ABC, CBS, NBC, AP. v.v.

Bằng mọi nỗ lực, cuộc vận độïng với Tổng Thống Hoa kỳ coi như hữu hiệu nhất. Ngày ấy đã bước sang thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan, chính phủ Hoa Kỳ chủ trương phục hồi danh dự và quyền lợi cho các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt nam. Bà Khúc Minh Thơ vừa làm công chức tại Arlington vừa tổ chức hội họp, thảo văn thơ, chia nhau đi vận động, gặp gỡ các giới chức. Văn thư từ các phía ngập ngụa, chứa hàng nhà giấy tờ, chị em vẫn kiên trì đeo đuổi.

Giai đoạn quan trọng vào khỏang 1985, kinh tế của Cộng sản Việt Nam kiệt quệ, họ phải nghĩ tới chuyện nối lại bang giao với Hoa Kỳ. Lúc ấy Tổng thống Reagan khá mạnh và cứng rắn, vẽ lộ trình và điều kiện bang giao. Chính phủ Reagan đưa ra ba điều kiện trong đó có khoản phải thả tất cả tù nhân chính trị, quân cán chính mà họ đang giam giữ. Ông Robert L. Funseth, phụ tá Thứ Trưởng Ngọai Giao người được Tổng thống Reagan đặc cử lo cho tù nhân chính trị Việt nam. Ông cũng có nhiệm vụ vận động với quốc hội và cơ quan công quyền khác. Hội Gia đình Tù Nhân Chính Trị Việt nam có người bạn đồng minh rất nhiệt tâm.

Trở ngại lớn không chỉ nằm trong quyền hành pháp mà còn liên hệ tới ngân sách hàng trăm triệu mỹ kim. Trong khi tranh cãi giữa hai phe quốc hội, đảng Dân Chủ và Cộng Hòa luôn luôn đối chọi làm khó nhau. Những cuộc thương thuyết với Cộng sản Việt Nam cũng không dễ dàng. Cộng sản muốn lôi kéo chuyện bồi thường chiến tranh vào việc tìm kiếm người Mỹ mất tích và thả tù Việt Nam Cộng Hòa.

Những văn thơ trao đổi với Hành Pháp, Lập Pháp của Hoa kỳ rất phức tạp đối với tổ chức của Bà Khúc Minh Thơ. Cuộc đấu tranh cho tù nhân chính trị Việt Nam không những khó khăn mà còn nhiều vấn đề tế nhị. Một đàng tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân, đàng khác không muốn vì thế phải chịu những điều kiện có thể giúp cho Cộng Sản Việt nam thêm sức mạnh để đàn áp dân chúng. Do đó Bà Khúc Minh Thơ và Hội của bà vẫn phải khéo léo khi cương quyết đòi hỏi Chính phủ Hoa kỳ phải giữ vững lậïp trường, vấn đề thả tù nhân chính trị là chuyện thuần túy nhân đạo, Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận chứ không trở thành điều kiện đổi chác. Chẳng hạn như, khi nghe tin đồn, Cộng Sản Việt nam đòi Hoa Kỳ phải thiết bị cho chúng một số bệnh viện, nhà thương để đổi lấy việc thả tù chính trị. Hội Gia đình Tù Nhân Việt Nam đã thẳng thắn đặt vấn đề với Hành Pháp quyết liệt phản đối. Chính phũ Hoa kỳ đã phối kiểm và viết văn thư trả lời cho Hội, đó chĩ là sự hiểu lầm khi Hành Pháp cho phép vài cơ quan từ thiện tư giúp một số thuốc men và dược cụ cho các bệnh xá. Chính phủ Hoa kỳ tái xác nhận những việc làm có tính cách nhân đạo vẫn được phép hoạt động trong phạm vi từ thiện.

Với quá trình tranh đấu bền bỉ, Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã đạt được những thành quả cụ thể mà 5 năm trước đó ai cũng cho là chuyện viển vông, không dám mơ ước tới. Lòng quyết tâm, sự kiên trì của cá nhân và tập thể, biết chọn phương cách đấu tranh, ôn hòa nhưng quyết liệt và vận dụng tối đa sự liên hệ với chính quyền Hoa Kỳ để đem lại mùa xuân cho biết bao nhiêu gia đình Việt nam sống trong tuyệt vọng. Từ đó Cộng sản Việt nam phải buộc lòng thả hoặc nới lỏng gọng kềm cho hàng vạn cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, lãnh tụ tôn giáo, đảng phái chính trị, văn nghệ sĩ v.v.. Công trạng này không là thành tích riêng của bà Khúc Minh Thơ, nhưng chính bà đã là một trong số những nhân tố của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.

Năm 1989, hết nhiệm kỳ Tổng thống Reagan, kế vị là Tổng Thống George W Bush giữ lời hứa duy trì đường lối cứu trợ quân nhân Việt Nam bị cầm tù. Ông Funseth ngoài nhiệm vụ với Bộ Ngoại Giao còn là người bạn khuyến khích Hội của bà Khúc Minh Thơ vững tâm tranh đấu trước mọi sự khó khăn. Chính bà Thơ cũng thú thật nhiều lúc chán nản định bỏ cuộc nếu không có những lời khích lệ, an ủi của ông Funseth.

Ngày 12 tháng Sáu-1989, Thượng Viện Hoa Kỳ với sự thỏa hiệp của Hạ Viện công bố nghị quyết số 16, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt nam phải thả ngay mọi người tù cải tạo và Hoa Kỳ sẽ tiếp nhận họ sang định cư tại Mỹ cùng với gia đình. Ngày 29 tháng Bẩy, 1989 , sau nhiều năm thương thảo, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt nam Cộng sản ký thỏa hiệp, cho phép các “Cựu Tù nhân cải tạo” được sang Hoa kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation).

Ông Funseth đại diện chính phủ Mỹ thương thuyết với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải đối diện với những đòi hỏi phi lý, trái nguyên tắc ngoại giao. Nhiều khi ông phải làm việc đến 2, 3 giờ sáng, cố thuyết phụ họ, dựa theo hàng ngàn lá thơ của thân nhân cả đôi bên khổ đau vì ngăn cách. Cuối cùng một đêm khuya ông Funseth gọi điện về báo tin cho vợ đã được Cộng sản Việt nam chấp thuận. Bà Funseth báo ngay tin vui cho bà Khúc Minh Thơ. Bà hồi tưởng lại phút giây nhận được tin này:

“Không còn niềm vui nào cho bằng”. Bà Thơ đã xa 3 con từ ngày mất nước. Các cháu trẻ lần lượt vượt biển sang Mỹ từ năm 1977, bà vẫn còn kẹt lại cháu giữa (đã đến Mỹ vào năm 1990).

Ánh sáng cuối đường hầm đã lóe lên, bản thông điệp nhân đạo từ tay Tổng thống Ronald Reagan chuyển sang Tổng thống Bush. Ông Robert L. Funseth bay sang Hà nội ký kết văn kiện lịch sử ngày 30 tháng 7-1989. Đại diện Bộ Ngọai Giao Hoa kỳ bảo đảm cho 3000 tù chính trị, đợt đầu đến Mỹ vào mùa giáng sinh năm 1989. Bản tin này được loan tải trên đài VOA, BBC. Hàng ngàn anh em cựu tù cải tạo lắng nghe với tâm trạng buồn vui khó tả. Chuyến đầu tiên những gia đình HO đặt chân tới Hoa kỳ vào khoảng tháng giêng năm 1990. Từ đấy danh xưng HO chính thức được ghi vào tự điển tị nạn. Hàng chục ngàn người ra đi với gia đình hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.

Chúng ta tỏ lòng ngưỡng mộ Tổng thống Ronald Reagan, người đã mở đường cho chính sách nhân đạo này.

Vào giờ hoàng hôn ngày thứ sáu 11 tháng sáu năm 2004, Tổng thống Ronald Reagan đã an nghỉ vĩnh viễn trên đồi Simi Valley. Thế giới mất đi một vĩ nhân xuất chúng. Gia đình HO xin tiễn biệt đại ân nhân bằng lời cầu, xin Thượng đế đón nhận ngài vào vùng trời an hòa vĩnh cửu. (CNN)






GỌI NHAU

Viết nhân Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
sẽ tổ chức tại Dallas từ 3 -5/10/2008

Nguyễn Lý Tưởng




Năm 1987, sau hơn 12 năm tù dưới chế độ Cộng Sản VN, tình cờ tôi đọc được trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CS Việt Nam một mẩu tin: Những ngừơi tù bị án chung thân, phải trải qua 12 năm cải tạo, nếu tỏ ra ăn năn hối cải, chấp hành đúng đắn nội quy cải tạo và có biểu hiện tiến bộ thì mới được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà Nước CHXHCN/VN, được cứu xét cho giảm án...Từ đó, tôi mới hiểu được rằng “tôi đã bị án chung thân” dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam...

Tôi dám khẳng định rằng “Nếu không có sự vận động của chị Khúc Minh Thơ với Quốc Hội, Chính quyền và Chính giới Mỹ, xin can thiệp trả tự do cho tù nhân chính trị tại Việt Nam” thì anh em chúng tôi chắc chắn đã phải bỏ xác trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản từ lâu rồi!





Vị ân nhân của gia đình HO



Từ ngày Mỹ và Cộng Sản VN đặt bút ký kết hiệp định Paris (27/1/1973) cho đến 1987, các phái đoàn Mỹ chỉ nói chuyện với Cộng Sản về vấn đề “tù binh Mỹ, hài cốt Mỹ và người Mỹ mất tích”, họ không nói gì đến số phận anh em chúng tôi ở trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản sau ngày 30/4/1975. Những người bị bắt làm tù binh trong chiến tranh hoặc “tự động đi trình diện học tập cải tạo” đều không thuộc đối tượng mà các phái đoàn Mỹ sẽ đề cập đến trong các phiên họp giữa hai bên. Tuỳ theo chính sách gọi là “khoan hồng nhân đạo” của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà mỗi ngừơi tù chính trị sẽ được xét tha, cho trở về đoàn tụ gia đình, tuỳ theo thái độ “cải tạo”, tuỳ theo sự “ăn năn hối cải, thành thật khai báo, chấp hành nội quy, lao động cải tạo thực sự có tiến bộ...”. Sau một năm bị giam giữ và viết bản tự khai, chúng tôi được nghe đọc “Quyết Định án phạt tập trung cải tạo thời hạn 3 năm”...và sau mỗi 3 năm lại “gia hạn cải tạo thêm 3 năm nữa” và cứ gia hạn dài dài như thế không biết khi nào mới hết án và có ngừơi đã chết ở trong nhà tù cải tạo.

1. Cuộc vận động của Bà Khúc Minh Thơ ...

Trước ngày 30/4/1975, Chị Khúc Minh Thơ là nhân viên của Toà Đại Sứ VNCH tại Manila, Philippines. Chị là quả phụ của một sĩ quan VNCH, anh Nguyễn Đình Phúc (khoá 1 Thủ Đức đã tử trận tại quận Bình Minh, Vĩnh Long) để lại cho chị cháu gái lớn (Minh Châu 16 tuổi), cháu trai (Phúc Tuệ, 4 tuổi) và một cháu gái út (Minh Phượng, lúc đó còn trong bụng mẹ).

Sau ngày 30/4/1975, các cháu còn ở Việt Nam với nội, ngoại, chỉ một mình chị ở ngoại quốc. Sau khi nhiệm sở ngoại giao của VNCH tại Phi bị giải tán, chị tìm đến các trại tỵ nạn để dò hỏi tin tức gia đình ở Việt Nam. Từ đó, chị có mặt bên cạnh Nữ tu Pascal Lê Thị Tríu để phục vụ đồng hương tỵ nạn Cộng Sản trên đất Phi.

Sau hai năm sống ở Phi, chị đã thu lượm được một số tin tức về anh em tù chính trị tại Việt Nam và nhất là nhận được thư của một người bạn (phu nhân của Đại tá Võ Văn Xét) gợi ý với chị “phải làm một hành động gì để cứu anh em đang bị tù dưới chế độ Cộng Sản... Nếu không thì tất cả sẽ phải chết hết!” Từ đó, chị nghĩ rằng phải tìm cách qua Mỹ để bắt đầu cuộc vận động.

Ngày 27/1/1977, chị đến Mỹ gặp lại chị Hiệp, một người bạn VN có chồng Mỹ hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; Ông Shep Lowman. Ông nầy trứơc đây đã từng làm việc tại Philippines và tại Sài Gòn. Năm 1977, ông Shep làm Giám Đốc Văn phòng Việt, Miên, Lào của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua trung gian cua ông Shep, chị Khúc Minh Thơ đã liên lạc được với một số giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Hai nhân vật thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho công việc của chị Khúc Minh Thơ ngay từ lúc đầu là Dân Biểu John McCain và Nghị sĩ Kennedy. (Ông John McCain sau này là Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà và hiện là ứng cử viên Tổng Thống Mỹ 2008)

2. Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam ra đời:

Tháng 8/1977, chị Khúc Minh Thơ thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và bắt đầu hoạt động.

Mục tiêu của Hội: (1) Tranh đấu đòi trả tự do cho tù nhân. (2) Trình bày cho thế giới biết Việt Nam là một nhà tù lớn nhất thế giới. (3) Giúp những gia đình cựu tù nhân đoàn tụ. Chương trình của Hội: (1) Không nhận tiền trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ hay của những cơ quan từ thiện. (2) Việc làm của chúng tôi sẽ nói thay lời nói của Hội. Chúng tôi chỉ nói khi nào thật cần thiết để cho việc tranh đấu và vận động được thuận lợi mà không có hại cho các anh chị em tù nhân ở quê nhà. Chị đã hoạt động âm thầm trong 8 năm trời mãi cho đến 1987, lúc thời cơ thuận tiện, Hội mới công khai hoạt động mạnh.

Tiếp xúc với giới Truyền Thông: Chị tiếp xúc với các đài truyền hình ABC, NBC, CBS, CNN, báo chí và đặc biệt chương trình 20/20. Điều khó khăn cho chị là cháu Minh Châu, con gái lớn của chị bấy giờ còn kẹt lại ở Việt Nam... làm cho chị ái ngại khi phải ra mặt tranh đấu như thế này... Chị đã nói với các dài truyền hình và báo chí “Nếu tôi thất bại, xin quý vị hãy tiếp tục tranh đấu cho anh chị em tù nhân chính trị tại Việt Nam”. Họ đã trả lời rằng “Toàn thế giới sẽ biết những gì bà làm hôm nay”.

Tiếp xúc với Quốc Hội: Chị cho biết “Nếu không được các nhà lập pháp Mỹ yểm trợ thì chương trình hoạt động của chị sẽ thất bại” Tâm lý của ngừơi Mỹ lúc bấy giờ (nhất là trong Quốc Hội) không muốn nhắc lại chiến tranh Việt Nam, không còn tha thiết gì với chuyện quá khứ tại Việt Nam nữa!

Sau khi tiếp xúc với giới truyền thông, chị Khúc Minh Thơ đã đến trình bày trước Quốc Hội hoàn cảnh của những người trước đây đã phục vụ dưới chế độ Miền Nam (VNCH) hiện đang ở trong nhà tù cải tạo của Cộng Sản... Chị đã làm cho Quốc Hội xúc động và từ đó “Quốc Hội đã ủng hộ chương trình của chị”.

Ngày 30/4/1987, Hội đã tổ chức một cuộc tiếp tân tại Quốc Hội Hoa Kỳ và lên tiếng đòi CSVN phải trả tự do cho tù nhân chính trị. Quốc Hội đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Hành Pháp phải can thiệp để đòi CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị tại VN và cho họ cùng gia đình được định cư tại Hoa Kỳ... Chị Khúc Minh Thơ đã liên lạc chặt chẽ với ông Robert L. Funseth, người đã được Tổng Thốâng Reagan bổ nhiệm đặc trách thương thuyết với CSVN về tù nhân chính trị. Một phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và ngày 30/7/1987, đã ký kết một thỏa hiệp về tù nhân chính trị. Cây bút mà ông Robert L.Funseth, đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ký kết với đại diện chính quyền CSVN tại Hà Nội, đã được chính ông Funseth trao tặng cho bà Khúc Minh Thơ. Nhân dịp lễ Quốâc Khánh của CSVN, ngày 2 tháng 9/1987, có 480 tù nhân chính trị đã được trả tự do. Những ngừơi nầy đã trải qua trên 12 năm “tù cải tạo” có nghĩa là họ thuộc diện “tù chung thân”... Điều mà không mấy người lưu ý.

Từ dịp Tết 1988 đến 30/4/1988, hơn 1.000 tù chính trị đã được trả tự do. Còn lại khoảng 100 ngừơi tù chính trị cuối cùng đã được trả tự do vào năm 1992, sau 17 năm bị giam giữ trong trại tù cải tạo của Cộng Sản.

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 11/2/1988, ông Phan Quang, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin CSVN đã tuyên bố:

(1) “Thực hiện chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, Hội Đồng Bộ Trưởng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định trả tự do hoặc giảm án cho những thành phần đang bị giam giữ hay đã có án phạt mà đã chứng tỏ có ăn năn hối cải và có tiến bộ trong thời gian cải tạo nhân dịp Tết Mậu Thìn (1988) gồm những sĩ quan và viên chức của ngụy quyền Sàigòn. Trong số nầy gồm có:-....1,014 sĩ quan và viên chức dân sự phục vụ cho ngụy quyền cũ...” (bỏ bớt một phần không liên quan đến tù chính trị)

(2) “ Nhân dịp Tết và các dịp lễ lược quan trọng trong năm, việc xét tha và giảm án cho những ngừơi bị giam giữ hay bị kết tội mà đã chứng tỏ sự ăn năn tiến bộ trong suốt thời gian bị giam giữ cải tạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc chúng tôi.” “Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lưu ý qúy vị rằng được tha về trong số nầy còn có một số tướng lãnh, sĩ quan cao cấp cũng như viên chức hành chánh quan trọng của nguỵ quyền Sàigòn trong đó gồm có bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu,v.v...”

(bỏ bớt một đoạn lời lẽ tuyên truyền không cần thiết)

“Như mọi ngừơi đã biết, trong những năm qua, một số lớn trong họ đã được ra khỏi trại cải tạo để trở về đoàn tụ với gia đình. Đợt tha cuối cùng vào dịp lễ Quốc Khánh 2 tháng 9 năm 1987, trong đó có 480 ngừơi được ân xá, có một số tướng lãnh, đại tá, bộ trưởng và thành phần quốc hội,v.v...thuộc chế độ cũ.”

“Sau đợt phóng thích ngày 2 tháng 9 năm 1987, thì chỉ còn lại khoàng 1 phần trăm những người bị giam giữ trong các trại cải tạo nếu con số bị bắt vào tháng 4/1975.

“Nhân dịp tết sắp đến, cơ bản là tất cả sĩ quan thuộc ngụy quân và nhân viên ngụy quyền sẽ được tiếp tục hưởng chính sách khoan hồng nhân đạo. Chỉ có một số rất ít còn bị giam giữ trong trại cải tạo và trường hợp của họ cũng sẽ tùy thuộc vào thái độ ăn năn hối cải của họ và cũng sẽ được xét tha trong một thời gian ngắn.”

(3) “Được tha về lần này có 500 sĩ quan của ngụy quyền Sàigòn, trong đó có 11 tướng lãnh, 1 trung tướng, 2 thiếu tướng, 8 chuẩn tướng, 121 đại tá, 35 tuyên uý Công Giáo, Phật Giáo và Tin Lành.”

“Ngoài ra, cũng gần 500 viên chức của ngụy quyền cũ được tha, có một số đã từng giữ những chức vụ quan trọng như Trần Trung Dung, Bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời Ngô Đình Diệm, Phó Chủ Tịch Thượng Viện (1973-1975); Hồ Văn Châm, Bộ trưởng Chiêu Hồi; Bùi Thế Dung, Thứ trưởng Quốc Phòng (từ 28/4, 1975 đến 30/4/1975).”

“Một vài lãnh tụ các đảng phái chính trị phản động và thành viên Hạ Nghị Viện như: - Nguyễn Lý-Tưởng, uỷ viên Trung Ương đảng Đại Việt, Tổng uỷ viên Báo chí, Dân Biểu Hạ Nghị Viện.

- Trương Vĩ Trí, Phó Tổng Thư Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Dân Biểu hạ Nghị Viện (1967-1975)

- Trương Văn Nguyên, Chủ tịch Uỷ ban Thông Tin Hạ Nghị Viện.”

Bản tuyên bố nầy (bản tíêng Anh) đã được đăng trên các báo tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Úc...và bản tiếng Việt cũng đã được đăng trên các báo tại Hà Nội, Sài Gòn như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Saigon Giải Phóng, Công An... nhiều người ở hải ngoại cũng như trong nứơc đã đọc. Anh em ở trong các trại tù cũng đã đọc... Con số một phần trăm (1%) còn lại trong các trại cải tạo sau tháng 2/1988...là trên một ngàn so với con số bị bắt sau ngày 30/4 có nghĩa là trên một trăm ngàn (100.000) người đã bị tù cải tạo sau 30/4/1975! (Đây chỉ là con số láo mà thôi... Sự thật đã lên đến vài trăm ngàn tù!)

3. Thành quả của chị Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị:

Ngày 5 tháng 01/1990 chuyến máy bay đầu tiên chở tù chính trị và gia đình từ Sàigòn qua Thái Lan, báo chí, truyền thanh, truyền hình khắp nơi trên thế giới chú ý đến sự kiện nầy! Tổng Thống Reagan khi tiếp Chị Khúc Minh Thơ tại Văn Phòng của Tổng Thống đã nói “Những ngừơi anh hùng tại Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên”.

Hiện giờ số cựu tù nhân chính trị đang định cư tại Hoa Kỳ là gần ba trăm ngàn (300.000) báo chí Mỹ gọi họ là HO (Humanitarian Operation?) đó là danh từ do phía Việt Nam đặt ra, không phải danh từ của Mỹ.

Như đã trình bày trên đây, chúng tôi đã ở tù trên 12 năm mới được cứu xét trả tự do, có nghĩa là chúng tôi (cá nhân tôi) là ngừơi bị án tù chung thân... Nếu không có sự tranh đấu của chị Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam thì số phận của chúng tôi sẽ ra sao? Trên đất Mỹ cũng như trên thế giới đã có biết bao nhiêu người là bà con họ hàng của chúng tôi, là bạn hữu của chúng tôi, là bạn đồng chí của chúng tôi, là đàn anh của chúng tôi, đã từng cùng nhau tranh đấu chống Cộng Sản, xây dựng chế độ VNCH trứơc 1975. Nhưng lịch sử đã chứng minh, qua báo chí, qua giấy tờ, hồ sơ để lại cho chúng tôi biết “chúng tôi được cứu ra khỏi nhà tù, được thoát cái án chung thân dưới chế độ Cộng Sản là do công lao tranh đấu của chị Khúc Minh Thơ trước Quốc Hội Hoa Kỳ, các Dân Biểu Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 100% chấp thuận chương trình nầy, để chúng tôi và gia đình được định cư tại Hoa Kỳ hay một nước thứ ba”... Tháng 5/1995, sau khi qua Mỹ được mấy tháng, chúng tôi đã tìm đến Virginia gặp chị Khúc Minh Thơ. Chị đã chỉ cho tôi một đống hồ sơ chất cao như núi, hiện đang nằm trong kho tài liệu của chị và gợi ý cho tôi viết một cuốn sách về 50.000 tù nhân chính trị nầy... Tôi thấy công việc đòi hỏi phải có thời giờ, tiền bạc và sức khoẻ mới làm được, chỉ sợ thời gian kéo dài, căn nhà nầy không đủ điều kiện để bảo quản số hồ sơ đó và chị Khúc Minh Thơ cũng không thể chờ đợi mãi được, cũng có ngày chị phải ra đi theo luật Tạo Hoá... thì đống hồ sơ đó chắc cũng trở thành vô dụng mà thôi. Vấn đề tù chính trị tại Việt nam sau 30/4/1975 là một vấn đề lịch sử chưa từng xảy ra ở bất cứ một quốc gia khác. Sự hiện diện của ngừơi tù chính trị dưới chế độ CS trên đất Mỹ hiện tại là một trường hợp chưa hề xảy ra ở bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới từ trước tới nay. Thành quả mà chị Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam là:

- Bản Thỏa Hiệp Lịch Sử giữa chính phủ Hoa Kỳ và CSVN về ký ngày 30/7/1987 chấp thuận cho các cựu tù nhân chính trị và gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ.

- Các cựu tù nhân chính trị và gia đình không phải qua Phi học Anh văn 6 tháng và học nghề trước khi vô Mỹ (như trường hợp con lai).

- Tu chính án McCain tái xét bổ túc cho những ngừơi thuộc gia đình cựu tù nhân chính trị (đã bị bác đơn trứơc đây)

- 100 tù nhân cúôi cùng được ra khỏi trại giam và qua Mỹ ngay sau đó (1992). - Chương trình định cư nhân đạo (HR).





Bà Khúc Minh Thơ cùng bà Nguyễn Hạnh Nhơn



Chị Khúc Minh Thơ đã hy sinh cả cuộc đời mấy chục năm vì anh em tù nhân chính trị chúng tôi. Hiện nay, chị cũng đã lớn tuổi, trong người mang trọng bệnh không biết sống chết lúc nào... Chị ứơc ao có một lần được gặp anh em họp nhau lại thật đông, thật vui, để mừng cho nhau, mừng cho con cháu chúng ta thành công nơi xứ người! Ý kiến đó rất đáng được trân trọng! Tại sao anh chị em chúng ta không hưởng ứng?

Tôi biết tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước trên thế giới, có Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị... Nhưng sinh hoạt của anh em chúng ta rời rạc, chia rẽ, không có khả năng tập hợp được vài trăm người! Đó là sự thật ! Khi nghe chị Khúc Minh Thơ đứng ra kêu gọi mọi ngừơi họp mặt: thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba... có nhiều ngừơi hưởng ứng! Có nhiều ngừơi ủng hộ! Nhưng trái lại cũng có người “không chịu” hay “không vui lòng”!!! Tại sao chúng ta không nghĩ đến ngày còn ở trong tù, ai là người nghĩ đến anh em chúng ta? Ai là ngừơi đem hết công sức, tâm huyết ra để vận động cứu chúng ta khỏi tù? Một lần đến với nhau... vì tuổi đời của anh chị em chúng ta, những người may mắn còn sống đến ngày hôm nay, người trẻ nhất trong anh em chúng ta cũng ngoài 60 rồi! Đa số tuổi 70 và một số đã 80 hay gần 90! Đây là cơ hội để anh em chúng ta đến với nhau, đến với chị Khúc Minh Thơ... Xin đừng tìm lý do nầy hay lý do khác! Xin đừng công khai hay ngấm ngầm tẩy chay! Những ai có tiền bạc, sức khoẻ và thời giờ xin hãy đến với nhau.

Gọi nhau trở về họp mặt tại Dallas vào các ngày 3,4 và 5/10/2008 nầy!





NGÀY TÙ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM!

Xin hãy liên lạc với Ban Tổ Chức

Ghi danh:

(1) Báo Ngừơi Việt Dallas :
3212 N. Jupiter Rd # 202, Garland, TX 75044

(2) Tạp chí Ca Dao :
P.O Box 451704, Garland, TX 75045 – 1704

Email:

(1) [email protected]

(2) [email protected]

(3) [email protected]


Nguyễn Lý Tưởng



Đôi nét về bà Khúc Minh Thơ, Tuyết Mai: (Bấm Link)



Tiệc đón tiếp ân nhân của những người Tù Nhân Chính Trị:







Tiệc đón tiếp ân nhân của những người Tù Nhân Chính Trị (3)

Bấm Link

Tiệc đón tiếp ân nhân của những người Tù Nhân Chính Trị (4)

Bấm Link





Ý Kiến Đóng Góp



Thực hiện và kỹ thuật Website:

Lê Duy & Đan Thi



Free Web Template Provided by A Free Web Template.com